Ý nghĩa sau biểu tượng và tên của mỗi hãng xe

Do có sự giống nhau nên không ít người lần đầu tiên nhìn thấy logo Audi đã liên tưởng đến biểu tượng của thế vận hội

Mỗi hãng xe ra đời đều có mục tiêu và lý tưởng riêng, điều này được thể hiển rõ nhất qua tên và logo. Cùng tìm hiểu ý nghĩa về cái tên và biểu tượng logo của một số hãng xe hiện nay.

Huyndai

Công ty Hyundai được thành lập vào năm 1947 có trụ sở chính ở Seoul. Từ Hyundai trong tiếng Hàn Quốc ” hanja”, có nghĩa là thương hiệu hiện đại có tư duy mới, những khả năng mới.

Về nguồn gốc của logo Hyundai, chữ “H” trong logo không chỉ đứng tên của công ty, nó còn là một hình ảnh cách điệu bởi biểu tượng hình bóng của hai cá nhân bắt tay. Một cá nhân là một đại diện công ty và người kia là một khách hàng hài lòng. Cái bắt tay thể hiện niềm tin và sự hài lòng giữa công ty và người tiêu dùng. Bên cạnh đó chữ “H” nghiêng về bên phải theo hướng tích cực, thay vì thụ động sang trái. Các hình bầu dục xung quanh những con số cho thấy sự mở rộng toàn cầu của Hyundai, mục đích chính là hãng xe sẽ phát triển mạnh ở thị trường trên toàn thế giới vượt ra ngoài lục địa châu Á.

Ford

Logo mới gồm hai hình elip đồng tâm có tỷ lệ trục dài trên rộng là 2,55 phù hợp với kích cỡ của chữ Ford với tỷ lệ 2,4. Toàn bộ logo được in nổi tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng. Hình oval ngoài cùng còn được đánh bóng màu bạc ánh kim, tượng trưng cho công nghệ vượt bậc của những sản phẩm mang thương hiệu Ford. Và dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua gam màu xanh xuyên suốt 100 năm tồn tại, phát triển, đó là màu tượng trưng cho sự thân thiện, trường tồn và luôn quan tâm đến người tiêu dùng của Ford Motor Company.

Mercerders – Benz

Biểu tượng ngôi sao 3 cánh của Mercerders – Benz đã rất nổi tiếng và quen thuộc với nhiều người. Từ những năm cuối thế kỷ 19, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes – Benz khi gửi cho người vợ tấm bưu thiếp mang hình ngôi sao bao quanh ngôi nhà mà hai người sinh sống đã ghi vào đó dòng chữ “một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh”. Và vào năm 1909, mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng khi 2 người con trai của ông là Daimler Motoren và Daimler Gesellschaft đã thiết kế logo mang hình ảnh ngôi sao 3 cánh cho công ty của cha mình.

Logo này biểu trưng cho tham vọng và ước mơ cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị ở khắp mọi nơi: mặt đất, dưới biển và cả trên bầu trời. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng, 3 yếu tố đất, không khí và nước tượng trưng cho ba nhánh của ngôi sao, ba yếu tố đó được sử dụng để tạo nên logo của Mecerdes-Benz và nó không thay đổi cho đến tận ngày nay.

Toyota

Biểu tượng của Toyota vốn rất quen thuộc với người dùng Việt Nam. Logo ngày nay mà Toyota sử dụng ra đời từ năm 1990. Nó gồm 3 hình êlip lồng vào nhau và được sắp xếp theo 3 hướng khác nha, tượng trưng cho 3 trái tim và mang ý nghĩa: thể hiện sự quan tâm với khách hàng, tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ.

Dòng họ Toyoda khởi nghiệp tại vùng Aiichi với nghề nấu rượu sake, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda quyết định chuyển nghề, từ nghề nấu rượu chuyển sang thành lập công ty chuyên sản xuất xe hơi.

Việc đổi tên từ Toyoda sang Toyota xuất phát từ ba lý do:

Chữ “Toyoda” phát âm không rõ như “Toyota” và thích hợp hơn đối với mục đích tiếp thị. Trong tiếng Nhật “Toyo” có nghĩa là ‘nhiều’ và ‘ta’ có nghĩa là “lúa gạo”: nhiều lúa gạo có nghĩa là giàu có, no đủ.

Còn một điều rất thú vị trong tiếng Nhật, chữ Toyota chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda, mà theo quan niệm truyền thống của người Nhật thì con số 8 là con số may mắn hơn con số 10 mà họ cho là vô vị, không có chỗ cho sự

Mazda

Thương hiệu xe hơi của Nhật Bản được thành lập năm 1934 do Jyujiro Matsuda sáng lập. Trong tiếng Nhật chữ Tsu phát âm gần giống chữ “Z” trong tiếng Anh, do đó hãng đã đổi các viết họ của mình thành Mazda. Logo của Mazda cách điệu chữ M theo hình ảnh của đôi cánh đang bay, thể hiện hoài bão phát triển rộng khắp hơn nữa của hãng.

Honda

Mặc dù, về cơ bản logo Honda không có gì đặc biệt hay bí ẩn, tuy nhiên biểu tượng đại diện đã phần náo nói lên được cá tính của hãng xe Nhật này. Công ty được đặt theo tên của Soichiro Honda, người sáng lập của công ty đồng thời cũng là một thợ cơ khí. Logo vô cùng đơn giản với nền trắng và cách điệu hóa chữ H – chữ cài đầu tiên của tên dòng họ Honda. Với mục tiêu xây dựng sản phẩm dựa trên độ tin cậy, Honda giữ vững lập trường về chiếc logo đơn giản nhưng nổi bật của hãng.

Audi

Audi có tiền thân từ hãng xe và đội đua nổi tiếng mang tên Auto Union AG. Auto Union AG được thành lập vào năm 1932 sau sự sáp nhập của bốn công ty có trụ sở tại quận Saxony bao gồm: Audi, Horch, Wanderer, DKW. Năm 1932, Auto Union thông qua biểu tượng 4 hình tròn xếp lồng vào nhau, tượng trưng cho 4 công ty. Tất cả các hình tròn có kích thước tương đồng, nằm bình đẳng trên một đường ngang và lồng vào nhau, thể hiện sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

Tới nay, Audi đã có 73 năm tuổi và thương hiệu này cũng trải qua gần 100 năm tồn tại. Do có sự giống nhau nên không ít người lần đầu tiên nhìn thấy logo Audi đã liên tưởng đến biểu tượng của thế vận hội

Chevrolet

Logo của hãng xe Mỹ được coi là biểu tượng rất dễ nhớ trên thế giới. Chevrolet là hãng xe Mỹ thành lập từ năm 1911 và được đặt theo tên của một trong số các nhà đồng sáng lập – Louis Chevrolet. Nguồn gốc của logo này lại có 2 ý kiến khác nhau. Ông Louis Chevrolet – người sáng lập Chevrolet đã cho biết rằng biểu tượng của hãng được lấy cảm hứng từ hình nền trong phòng khách sạn của ông trong chuyến thăm Paris vào năm 1908. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng chiếc logo được thiết kế tương tự biểu tượng hình chữ thập đỏ Thụy Sĩ như một sự tưởng nhớ của ông về quê hương mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *