Audi Lunar Quattro sẽ được đặt bánh lên mặt trăng cuối năm 2017

Cuộc thi ban đầu với gần 30 đối thủ nhưng hiện chỉ còn lại năm nhóm tiếp tục cuộc đua tiến lên mặt trăng. Nhóm “Những nhà nghiên cứu bán thời gian” là nhóm duy nhất đến từ nước Đức.


Quá trình phát triển mẫu xe đã hoàn thiện và nhóm những nhà nghiên cứu bán thời gian và mẫu đã sẵn sàng tiến lên mặt trăng vào cuối năm 2017…

Mới đây, chương trình phát triển phương tiện du hành mặt trăng đã tiến tới cột mốc mới, đó là nhóm “Những nhà nghiên cứu bán thời gian” về du hành vũ trụ vừa công bố tại Trung tâm Audi Berlin về kế hoạch sẽ hoàn thiện hành trình 385.000 km vào cuối năm 2017 tới mặt trăng qua sử dụng bệ phóng đặt với Spaceflight Inc. Là một đối tác công nghệ lâu năm và cũng là đại sứ của “Những nhà nghiên cứu bán thời gian”, Audi đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá dự án và kết nối với những đối tác chuyên nghiệp.

Qua nhiều cuộc kiểm tra, mẫu xe chuyên dụng “Audi Lunar Quattro” đã sẵn sàng để xử lý những địa hình khó khăn nhất của các chuyến thám hiểm mặt trăng.

Audi và một nhóm các kỹ sư người Đức đã công bố chương trình hợp tác từ đầu năm 2015. Mục tiêu chung của họ là tổng hợp tất cả tri thức công nghệ trong việc phát triển một mẫu xe chuyên dụng du hành trên mặt trăng, với sự bảo trợ của cuộc thi Google Lunar XPRIZE. Audi đặc biệt đóng góp những kinh nghiệm, kiến thức về cấu trúc siêu nhẹ, về hệ thống quattro và các bí quyết công nghệ e-tron và thiết kế cho nhóm nghiên cứu Berlin trong chương trình hợp tác phát triển phương tiện di chuyển không người lái du hành trên mặt trăng.

“Chúng tôi tự hào đã đóng góp những bí quyết công nghệ quan trọng và nổi bật của thương hiệu bốn vòng tròn: Mẫu xe chuyên dụng này được trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian quattro, sử dụng pin nhiên liệu e-tron, lắp đặt hệ thống điều khiển không người lái và tổng hợp nhiều cấu kiện thông minh” – ông Michael Schöffmann, Giám đốc Nghiên cứu Phát triển của Audi kiêm điều phối phát triển của dự án Audi Lunar Quattro nhấn mạnh.

Trong vài tháng qua, các chuyên gia Audi đã nghiên cứu cách phân bổ năng lượng thông minh trên mẫu xe chuyên dụng, tối ưu hóa điện năng và hoàn thiện cấp độ cao cho hệ thống vận hành không người lái. Với yêu cầu gia tăng sự ổn định và bề mặt tiếp xúc, các kỹ sư và nhà thiết kế đã tăng kích thước xe và bánh xe. Trong khi đó, họ giảm trọng lượng xe từ 38 xuống 30 kg bằng cách áp dụng tối ưu các chất liệu phức hợp và sử dụng công nghệ nhôm 3D. Những cuộc thử nghiệm phức tạp, như trong buồng mô phỏng mặt trời Audi cũng được tiến hành để mô phỏng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên mặt trăng và kiểm tra sự thích ứng của các cấu kiện trên mẫu xe chuyên dụng.

Trên mặt trăng, mẫu xe chuyên dụng Audi Lunar Quattro sẽ được trang bị bốn camera quan sát, sẽ kiểm tra các vật thể, chụp các hình ảnh 3D và 360°. Trên hai mẫu xe chuyên dụng này, nhóm cũng đưa ra những khả năng lắp đặt các trang thiết bị thăm dò mặt trăng cho những đối tác khác như cơ quan NASA (Mỹ), cơ quan vũ trụ châu Âu ESA và Wikipedia.

Nhóm những nhà nghiên cứu bán thời gian đã lên kế hoạch sẽ tiếp cận mặt trăng cuối năm 2017. Cho tới lúc đó, họ cần thực hiện những bài kiểm tra khắt khe với hai mẫu xe chuyên dụng Audi Lunar Quattro và thiết bị hạ cánh. Bao gồm cả việc mô phỏng toàn bộ nhiệm vụ ở Trung Đông trong vài tháng và hiện đang tiến hành một số tinh chỉnh cuối cùng.

Giải thưởng Google Lunar XPRIZE có giá trị hơn 30 triệu USD là một cuộc thi về du hành không gian dành cho các kỹ sư và doanh nhân trên toàn thế giới. Để thắng cuộc, nhóm tham gia phải đưa được thiết bị lên mặt trăng, vận hành nó ít nhất 500 m và gửi những hình ảnh có độ phân giải cao về Trái đất. Cuộc thi ban đầu với gần 30 đối thủ nhưng hiện chỉ còn lại năm nhóm tiếp tục cuộc đua tiến lên mặt trăng. Nhóm “Những nhà nghiên cứu bán thời gian” là nhóm duy nhất đến từ nước Đức.

Nhân dịp này, mời các bạn xem một số hình ảnh thú vị chụp các mẫu xe Audi Quattro cùng với siêu trăng vừa xảy ra tại Việt Nam gần đây…:

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *